Việc giá cao su giảm kéo dài có thể là bước khởi đầu cho một giai đoạn tăng trong thời gian tới.
Giá
cao su thiên nhiên trong thời gian qua tiếp tục giảm do dư thừa nhiều, mặc dù các nước sản xuất chủ chốt thỏa thuận cắt giảm lượng xuất khẩu.
Theo thỏa thuận từ cuối tháng 12 năm ngoái,
Thái Lan, Indonesia và Malaysia – chiếm 70% sả lượng toàn cầu – giảm xuất khẩu 350.000 tấn cho tới thời điểm 31/3/2018.
Như vậy, thời điểm hạn chế xuất khẩu đã qua, và có thể các nước sản xuất sẽ tăng xuất khẩu kể từ tháng này, trong bối cảnh nguồn cung vẫn thấp và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có nguy cơ dìm giá xuống thấp nữa.
“
Thị trường thiếu vắng những yếu tố có lợi cho giá tăng, mà việc xuất khẩu (của những nước sản xuất chủ chốt) trở lại bình thường sẽ gây áp lực giảm giá”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Kazunori Kokubo thuộc công ty Yutaka Shoji Singapore Pte Ltd. cho biết.
Sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến
thị trường cao su chao đảo. Trong mấy phiên gần đây, căng thẳng dịu lại đẩy giá tăng mạnh. Tuy nhiên, đây vẫn là yếu tố bất chắc lớn nhất trên
thị trường và có thể đẩy giá tăng lên nhưng cũng có thể khiến giá giảm mạnh.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo, Thượng Hải và Singapore đã giảm hơn 20% trong năm vừa qua bởi sự thiếu chắc chắn về triển vọng tiêu thụ.
Sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu trong 2 tháng đầu năm 2018 tăng 4,3%, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 0,8%, theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên.
Bán lẻ ô tô ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nhiều cao su nhất thế giới, đã giảm 2,4% trong tháng 2, trong khi dự trữ tại các kho của sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 18 tuần liên tiếp.
“Do những quy định khắt khe hơn về môi trường, các hãng sản xuất lốp xe đang hoạt động ở công suất thấp, do đó nhu cầu cao su cũng bị ảnh hưởng”, ông Shi Hai, nhà nghiên cứu cấp cao của Industrial Futures Co. cho biết. Tăng trưởng đầu tư cho cơ sở hạ tầng và sản xuất ô tô ở Trung Quốc cũng chậm lại.
Ông Shi dự báo
giá cao su TSR20 kỳ hạn giao sau tại Thượng Hải có thể xuống chỉ 1 USD/kg trong 3 đến 6 tháng tới, so với mức 1,42 USD ngày 10/4/2018, do nguồn cung dư thừa. Cao su kỳ hạn trên sàn Tokyo cũng có thể xuống chỉ 140 JPY/kg, so với mức 183,5 JPY ngày 10/4, và loại hợp đồng này dù có thời điểm tăng giá cũng sẽ không vượt quá 200 JPY/kg.
Giám đốc marketing của Thai Hua Rubber, Korakod Kittipol, thì dự báo giá cao su tại Tokyo có thể giảm xuống 160 JPY/kg, còn cao su TSR20 có thể xuống chỉ 1,2 USD/kg.
Thị trường cao su cũng đang đánh giá khả năng các hãng sản xuất lốp xe Trung Quốc có thể bị kẹt giữa những mức thuế trả đũa nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ đã công bố một danh sách các mặt hàng dự định đánh thế cao ngất ngưởng khi nhập từ Trung Quốc, trong đó có lốp hơi (pneumatic) và lốp tỏa tròn (non-radial) mới và thay thế sử dụng cho máy bay; và Bắc Kinh cũng đã đáp trả bằng hành động tương tự.
Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Takaki Shigemoto của JSC Corp cho biết: “Mỹ đã từng áp thuế đối với lốp xe Trung Quốc khi nhập khẩu tăng lên”, và dự báo giá cao su tại Tokyo sẽ ở mức 140 JPY – 190 JPY trong vòng 3 tháng tới. Theo ông, “Nếu lần này Mỹ lại áp thuế với lốp xe Trung Quốc thì tác động sẽ rất tiêu cực”.
Nhu cầu sẽ tăng lên và hỗ trợ cho giá
Tuy nhiên, việc giá cao su giảm kéo dài có thể là bước khởi đầu cho một giai đoạn tăng trong thời gian tới. Giá cao su hiện nay không khuyến khích được nông dân trồng cao su, những như công nhân thu hoạch
mủ cao su, làm gia tăng lo ngại về sự thiếu thụ mủ cao su, ông Bundit Kerdvongbundit, phó chủ tịch Von Bundit Co. – một trong những hãng sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu ở Thái Lan cho biết.
Thái Lan đang rất nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ cao su trên thị trường trong nước. Theo Cơ quan Cao su Thái Lan, xuất khẩu cao su nước này năm 2018 có thể giảm 6% bởi tiêu thụ trong nước tăng, mặc dù sản lượng cao su có thể tăng 8,4% lên 4,8 triệu tấn.
Giám đốc marketing của Thai Hua Rubber, Korakod Kittipol, cho biết: “Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, chúng tôi cần phải đi sâu vào thị trường trong nước khi thấy nguồn cung gia tăng”.
Hãng Continental A.G. mới đây cũng phát đi cảnh báo tới các khách hàng rằng chi phí sản xuất lốp xe năm nay sẽ tăng nhiều do
giá dầu, cao su tự nhiên và cao su tổng hợp đều tăng. Ngoài ra, chiến dịch làm sạch môi trường ở Trung Quốc khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa cũng sẽ góp phần khiến chi phí lốp xe tăng lên.
Rubbernews dẫn tin từ hãng sontinental cho biết, giá butadiene – nguyên liệu chính sản xuất cao su tổng hợp – trung bình đã tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Hãng này dự báo giá hàng hóa, nhất là cao su, sẽ tăng trở lại trong năm 2018.
Theo Continental, nhu cầu đối với lốp xe thay thế (cả tiêu dùng và thương phẩm) sẽ tăng 2%-3% trong năm 2018, nhất là ở châu Á – nơi sẽ đóng góp hơn một nửa mức tăng trưởng đó. Cụ thể, nhu cầu lốp thay thế cho xe tải nhẹ/xe con/xe khách sẽ tăng lên 1,25 tỷ chiếc, còn lốp xe tải vừa/nặng sẽ tăng lên 166,3 triệu chiếc. Vẫn như những năm qua, Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực của tăng trưởng trên thị trường lốp xe toàn cầu nhờ sự phát triển của thị trường xe hơi cá nhân. Nhu cầu dự báo cũng sẽ tăng ở Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc. Nhìn chung, nhu cầu ở châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 5%.
Continental cũng dự báo nhu cầu ở Bắc Mỹ sẽ sớm hồi phục. Dự báo nhu cầu lốp xe thay thế của người tiêu dùng sẽ tăng khoảng 1,8% lên 290 triệu chiếc, trong khi tiêu thụ lốp xe thương mại sẽ tăng 3,3% lên 25,3 triệu chiếc. Hiệp hội Sản xuất Lốp xe Mỹ mới đây dự báo nhu cầu lốp xe thay thế của Mỹ sẽ tăng 0,4% lên 210,6 triệu chiếc.
Về thị trường châu Âu, Continental dự báo Đông Âu sẽ chứng kiến nhu cầu lốp xe tiêu dùng thay thế tăng khoảng 25 lên 358 triệu chiếc. Còn tại Nam Mỹ, nhu cầu sẽ tăng mạnh 4%. Ngoài ra, hãng cho rằng nhu cầu lốp xe thương mại sẽ tăng ở tất cả các khu vực, trong đó mạnh nhất tại châu Á (chiếm gần một nửa).