Sau một thời gian dài sụt giảm, từ Tết đến nay giá mủ cao su đã tăng trở lại, từ mức 32–33 triệu đồng/tấn lên 39–40 triệu đồng/tấn...
Từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018 là giai đoạn cây
cao su bắt đầu thay lá, ngành cao su "gác chén" ngưng cạo mủ nên nguồn cung thiếu hụt, khiến giá
mủ cao su tăng trong nước từ trước.
Giá mủ tăng có một số nhà vườn cố duy trì công việc cạo để bán. Thậm chí, có một số chủ vườn giữ lại vườn cây già cỗi, mặc dù đã đến lúc phải thanh lý.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 2/2018, xuất khẩu cao su đạt 185,46 ngàn tấn, trị giá 272,82 triệu USD, tăng 1,1% về lượng nhưng giảm 26,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2018 đạt bình quân 1.493,4 USD/tấn, tăng 2,1% so với tháng 1/2018 nhưng giảm 29,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Giá mủ tăng, vì vậy vùng cao su tiểu điền cung cấp khoảng 700 ngàn tấn mủ/năm, trong đó Tập đoàn cao su khoảng 300 ngàn tấn.
Bên cạnh đó, có một số nhà vườn đang cố duy trì công việc cạo để bán mủ. Thậm chí, có một số chủ vườn cố "níu" lại vườn cây cao su già cỗi, mặc dù đã đến lúc phải thanh lý.
Một doanh nghiệp xuất khẩu cao su tiểu ngạch sang Trung Quốc cho biết, ngày 8/3, giá mủ cao su SVR 3L (loại phổ biến nhất) bán ra tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) bình quân 38 triệu đồng, so với trước Tết chỉ có 32-33 triệu đồng/tấn.
Năm nay, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu dự báo sẽ tăng 4,5% so với mức trên 12,9 triệu tấn của năm 2017.
Trong đó, nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng nhanh, hiện thị trường này chiếm khoảng 50% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Tháng 2/2018, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 25,44 ngàn tấn, trị giá 37,43 triệu USD, giảm 66,1% về lượng và giảm 65,6% về trị giá so với tháng 1/2018, giảm 56% về lượng và giảm 70,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 50,7% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, giảm mạnh so với mức tỷ trọng 64% của cùng kỳ năm 2017.
Tính đến hết tháng 2/2018, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 100,06 ngàn tấn, trị giá 145,74 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và giảm 42% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ tăng 330,5%, Malaysia tăng 69,8%, Đức tăng 29,7%, Indonesia tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Trung tâm thông tin hải quan Trung Quốc, tháng 1/2018, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 1,61 tỷ USD, giảm 14,8% so với tháng 12/2017 nhưng tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cao su cho Trung Quốc với kim ngạch tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong tháng 1/2018, thị phần nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ Việt Nam đã giảm xuống mức 9,4% so với mức 10,5% của cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu
nhựa
Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo, triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2018 sẽ tăng 2,8%, tức tăng từ 12,9 triệu tấn của năm 2017 lên 13,5 triệu tấn trong năm nay.
Do nhu cầu lốp xe thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 3 - 4%/năm trong giai đoạn 2018 - 2020.
Động lực tăng trưởng cho ngành săm lốp thế giới trong những năm tới đến từ các thị trường đang phát triển như châu Á - Thái Bình Dương và đặc biệt là Trung Quốc.
Theo thống kê của hải quan Trung Quốc trong năm 2017, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 18,75 tỷ USD, tăng 36,7% so với năm 2016.
Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cao su cho Trung Quốc với kim ngạch tăng 57,8% so với năm 2016. Trong năm 2017, thị phần nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ Việt Nam đã tăng lên đạt 8% so với mức 7,4% của năm 2016.
Bên cạnh dự báo, trong năm 2018 nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên tăng lên khoảng 600 ngàn tấn, nhập khẩu hạt nhựa nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc cũng dự báo tăng mạnh.
Để giảm ô nhiễm môi trường, kể từ ngày 1/1/2018, Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu phế liệu nhựa để tái chế, đồng nghĩa với việc quốc gia này phải nhập khẩu hạt nhựa nguyên liệu để phục vụ nhu cầu trong nước.
Đây là cơ hội cho ngành nhựa Việt Nam, vì mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 7,3 triệu tấn hạt nhựa, trị giá hàng tỷ USD.
Điều này mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hạt nhựa vào thị trường Trung Quốc. Đây cũng là thời điểm để các doanh nghiệp nhựa tái sinh Việt Nam mở rộng năng lực sản xuất.
"Không nhập khẩu phế liệu nhựa sẽ khiến Trung Quốc phải tăng nhập khẩu hạt nhựa nguyên liệu để sản xuất, và hiện có nhiều doanh nghiệp trong nước tập trung tăng năng lực sản xuất nhựa tái sinh, nhưng điều này dễ dẫn đến phá sản nếu Trung Quốc ngừng mua hàng.
Và một nguy cơ không hề nhỏ đó là việc sản xuất nhựa tái chế sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng nếu mất kiểm soát", một chuyên gia trong lĩnh vực này cảnh báo.