Mủ cao su thiên nhiên là dạng nhũ tương trong nước của các hạt latex cao su với hàm lượng phần khô từ 28%-40%. Kích thước hạt latex rất nhỏ, cỡ khoảng 0,05-3μ và có hình quả trứng gà. Trong 1 gam mủ cao su với hàm lượng phần khô 40% có 5000 hạt latex với đường kính trung bình 0,26μ, tất cả các hạt này đều ở trạng thái chuyển động Browner.
Cao su (danh pháp hai phần: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như
nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất
cao su tự nhiên.
Hạt latex có cấu tạo gồm 2 lớp:
+ Lớp trong cùng là thành phần của mạch phân tử cao su - hyđrocacbon.
+ Lớp bên ngoài là các chất nhũ hóa bao bọc các phân tử
cao su, làm nhiệm vụ bảo vệ latex không bị keo tụ. Lớp này còn được gọi là lớp hấp phụ, thành phần bao gồm: Nước, các hợp chất chứa nitơ, protein, muối của axit béo (xà phòng), các chất béo…
- Kích thước hạt latex từ 0,05-3 , chúng luôn ở trạng thái chuyển động Braon.
- Số lượng hạt trong 1g mủ với hàm lượng phần khô 40% là 5.1013, đường kính hạt trung bình là 0,26.
- Các hạt latex mang điện tích âm -40 mV đến -110 mV.
-
Mủ cao su lấy từ cây ra ban đầu có tính kiềm yếu (pH=7,2). Sau vài giờ bảo quản giá trị pH giảm xuống còn khoảng 6,9-6,6 do đó latex dần bị keo tụ lại.
Do vậy để bảo quản
latex người ta cho vào mủ dung dịch amoniăc 0,5% và dung dịch KOH5% để giữ cho pH của mủ luôn luôn đạt từ 11-13.