Phát triển cây cao su ở Việt Nam

06/10/2016
Phát triển cây cao su ở Việt Nam
Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1892, 2.000 hạt cao su từ Indonesia nhập vào Việt Nam và đến 1907 được đánh dấu sự hiện diện cây cao su ở Việt Nam. Cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ (46,4 %), chủ yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu.
 Cao su loài cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m. Nhựa hay mủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây. Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch mủ. Cho năng suất cao nhất trong độ tuổi từ 11 đến 25, sẽ ngừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26-32 năm. Ngoài ra, gỗ cao su còn được dùng sản xuất đổ gỗ, được xem là loại gỗ thân thiện môi trường vì chỉ được khai thác khi cây kết thúc chu trình sinh mủ.

 

Cao su là một loại vật liệu polymer có tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén và lâu hỏng nên có nhiều ứng dụng như sản xuất vỏ, ruột xe, các chi tiết trong xe hơi, dụng cụ y tế, găng tay, băng tải, dây đai, nệm, giày dép, đồ chơi…Có đến 70% sản lượng cao su được sử dụng làm vỏ, ruột xe. Vì thế, phát triển công nghiệp cao su phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô.
 

Vào những năm 1880, công nghiệp ô tô tăng trưởng mạnh khiến nhu cầu cao su tăng mạnh đã thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu chế tạo cao su tổng hợp từ đầu mỏ, nên việc sử dụng cao su tự nhiên bị thu hẹp. Trong những năm gần đây, do giá dầu mỏ tăng và công nghiệp xe hơi phát triển, làm tăng nhu cầu cao su tự nhiên.
 

Tỷ trọng sử dụng giữa cao su tự nhiên và nhân tạo

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HUY HOÀNG MINH
Trụ sở: 1/18 Trần Bình Trọng, P.5, Q. Bình Thạnh, Tp HCM
VPGD: 499/9 Lê Quang Định, P.1, Q. Gò Vấp, Tp HCM
Hotline: 0908961396 - Kỹ thuật: 0913 5454 82 - CSKH: 028 3601 8286
 
          

SỰ HÀI LÒNG CỦA QUÝ KHÁCH LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI
Hoàng Minh
iasvn